BỆNH PARKINSON
TÁC GIẢ: LÊ ĐỨC HINH
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
Ở nước ta số người cao tuổi ngày càng gia tăng do tuổi thọ trung binh ngày càng được nâng cao. Theo điều tra dân số năm 1989 số người trên 60 tuổi chiếm 7.19% dân số. So với điều tra dân số năm 1979 là 7.06%. Tuổi thọ trung binh trước năm 1945 là 32, đến năm 1979 là 66. Số người trên 100 tuổi là 1.732 vào năm 1979 là 2.432 vào năm 1989.
Một đặc điểm lâm sang quan trọng ở người cao tuoir là tình trạng có thể mắc nhiều bệnh tật trong đó cần quan tâm đến bệnh thoái hóa thần kinh như: bệnh Parkinson, Bệnh Alzheimer. Theo y văn, tỷ lệ toàn bộ bệnh Parkinson ước khoảng 1% đối với những người trên 65 tuổi và tỷ lệ mới phát hiện hàng năm ở những người trên 75 tuổi có thể từ 120 đến 140 trường hợp đối với 100.000 người.
Nếu như hội chứng ngoại tháp trong bệnh Parkinson đã được biết rõ từ lâu với bộ ba triệu chứng “rung – tăng trương lực – giảm động tác” thì đến nay cơ chế sinh bệnh học của bệnh Parkinson vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị dược lý, đặc biệt là liệu pháp Levodopa và các phương pháp ngoại khoa, các bệnh nhân mắc bệnh Parkinsson ngày càng được cải thiện đối với chất lượng cuộc sống.
Để giúp bạn đọc và các bạn đồng nghiệp trong chuyên khoa Thần kinh học có thểm tài liệu tham khảo đối với bệnh Parkinson, chúng tôi biên soạn cuốn sach nhỏ này đề cập đến một số nội dung chủ yếu. Với những thông tin thu thập qua y văn quốc tế còn hạn chế và với vốn hiểu biết còn hạn hẹp, chúng tôi rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của Quý Thầy và quý bạn đồng nghiệp.
Lược sử nghiên cứu bệnh Parkinson
– Cấu tạo chức năng các hạt nhân xám trung ươn vùng đáy não
– Các chất truyền dẫn thần kinh
– Dịch tễ học bệnh Parkinson
– Nguyên nhân và sinh bệnh học
– Đặc điểm lâm sàng bệnh Parkinson
– Một số xét nghiệm cận lâm sàng
– Chẩn đoán lâm sàng
– Điều trị nội khoa bệnh Parkinson
– Các phương pháp điều trị khác
– Chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh Parkinson
Niếu như hội chứng ngoại pháp trong bệnh Parkinson đã được biết rõ từ lâu với bộ ba triệu chứng” run, tăng trương lực, giảm tác động” thì đến nay cơ chế sinh bệnh của bệnh Parkinson vẫn chưa được xác định. tuy nhiên với phương pháp điều trị dược lý, đặc biệt là liệu pháp Levodopa và các phương pháp ngoại khoa, các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson ngày càng được cải thiện đối với chất lượng cuộc sống. Để giúp bạn đọc và đồng nghiệp trong chuyên khoa thần kinh học có thêm tài liệu tham khảo với bệnh Parkinson, chúng tôi biên soạn cuốn sách nhỏ này đề cập đến một số nội dung chủ yếu.